Sắp tới, nhỏ bạn thân của em chuẩn bị lên xe hoa rồi, nhìn vợ chồng nó cứ lóng nga lóng ngóng lo đủ thứ chuyện, rối tung hết lên thấy thương ghê. Còn trẻ chẳng có kinh nghiệm cưới xin gì, bố mẹ cũng bận rộn, chỉ giúp tư vấn phần nào thôi, không muốn phiền nhiều đến người lớn, hai đứa tự lo hết, đặc biệt cái phần nghi lễ thủ tục cưới hỏi theo truyền thống là khó nhằn nhất. Phải tìm hiểu cho kĩ càng để hai bên gia đình không ai phật lòng ai, mọi thứ được chu toàn, trọn vẹn nhất.
Gia đình nó cũng vô cùng truyền thống và bố mẹ cũng cực kỳ coi trọng mấy lễ nghi đám cưới này. Mong các anh chị có nhiều kinh nghiệm chia sẻ đôi chút về các thủ tục, nghi lễ cưới hỏi quan trọng của Việt Nam mình giúp em với ạ.
Thông thường, phong tục cưới hỏi của các miền ở Việt Nam chúng ta đều có những nghi thức riêng, nhưng khá giống nhau và cơ bản thì có 3 nghi lễ chính: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ thành hôn.
Lễ dạm ngõ (hay còn gọi là lễ xem mặt)
Lễ chạm ngõ ngày nay là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong).
Trong buổi dạm ngõ, thành phần tham dự hai nhà gồm có:
Nhà trai: phải có sự hiện diện của bố, mẹ, chú rể, người mối (nếu có). Có thể có ông bà nội, ngoại hoặc chú bác cậu dì bên nội, ngoạị.
Nhà gái: gồm có cả gia đình nhà gái (Cha, mẹ,cô gái; ông bà nội, ngoại hoặc đại diện nội, ngoại).
Trang phục: Mọi người tham gia nên ăn mặc trang trọng, lịch sự, không nhất thiết phải mặc comple và áo dài.
Lễ vật: của nhà trai rất đơn giản, chỉ có trầu cau, hoặc thêm chè, thuốc, bánh kẹo. Nhà gái nên tiếp khách bằng trà (trà thơm là tốt nhất). Khi nhà gái đồng ý nhận lễ vật, mang đặt lên bàn thờ thì cuộc lễ coi như kết thúc. Sau đó hai bên có thể ngồi lại nói chuyện đôi chút.
Lễ vật được trình bày gọn và đẹp trong quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ).
Lễ ăn hỏi (lễ đính hôn)
Đám hỏi là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Tuy nhiên, ngày nay có khá nhiều gia đình gộp chung lễ cưới - hỏi làm một lượt cho gọn. Thành phần tham gia trong lễ ăn hỏi gồm có:
Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình,bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp). Số người bê tráp là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11. Nhóm họ vào làm lễ bên nhà gái phải đi theo cặp, thường là các cặp vợ chồng anh chị, dì - dượng, cậu - mợ, chú - thím của chú rể...
Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.
Lễ vật nhà trai: Trầu, cau; bánh cốm; mứt sen; rượu; chè; thuốc lá; bánh phu thê (bánh xu xê), bánh đậu xanh, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới v.v. Bánh cốm, bánh xu xê, bánh chưng, bánh dày và quả nem dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui mừng. Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và lợn quay.
Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa), những lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp (số lẻ tượng trưng cho sự phát triển).
Rước lễ vật: Tất cả lễ vật phải được sắp xếp gọn và đẹp trong quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Dù đi bằng phương tiện gì, đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng 100 mét, sắp xếp đội hình ổn định, rồi mới đội lễ vào nhà gái.
Cô dâu: Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách.
Lại quả: Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái "lại quả" (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân.
Lưu ý: đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.
Lễ cưới (Lễ thành hôn)
Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái để đón dâu. Theo truyền thống, trong lễ nạp tài, nhà trai mang lễ vật và tiền mặt (hay còn gọi là tiền đen hay tiền nát) sang nhà gái.
Hình thức trình bày tiền nát: Tiền nát thường được đựng trong một phong bì và để trong một tráp riêng hoặc kèm tráp trầu cau khi đi sang nhà gái. Ở một số đám cưới, số tiền này có thể được chia thành nhiều phong bì. Số lượng phong bì sẽ là số lẻ như 3, 5, 7. Số lượng tiền nát cũng khác nhau tùy theo gia cảnh và sự đồng ý trước đó giữa hai nhà. Số tiền này có thể dao động từ 1, 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng hoặc hơn, nhưng con số thường được lựa chọn cũng là số lẻ, hoặc một số đẹp theo quan niệm của gia đình đó.
Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, rượu đến xin dâu, báo đoàn đón dâu đã đến. Ngày nay, vì điều kiện địa lý xa xôi, em thấy nhiều gia đình cũng không còn quan trọng việc này nữa.
Lễ rước dâu: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có người đại diện họ nhà trai cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật. Nhà gái cho mời đại diện thắp hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Sau đó nhà trai trao lễ vật cho nhà gái.
Cô dâu được mẹ dắt ra mắt hai họ, cùng với chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng. Cô dâu chú rể trao nhẫn cưới và nhận quà mừng, lời chúc từ cha mẹ, họ hàng (nhà gái). Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng.Theo phong tục tập quán là “cha đưa mẹ đón” – tức cha đưa con gái đến nhà trai và mẹ chồng sẽ đón con dâu, thì mẹ ruột không được đi theo, phải ở nhà đóng cửa lại khi mọi người rời khỏi và tuyệt đối không được khóc.
Rước dâu vào nhà: khi đoàn đưa dâu về đến ngõ, không biết phong tục ở những nơi khác thế nào nhưng ở nhà em là mẹ chồng cùng cô bên chồng ra dắt cô dâu vào nhà. Làm lễ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên bên nhà trai, nhận tiền/quà mừng của người nhà, họ hàng bên nhà trai. Sau đó mẹ chồng dắt cô dâu vào phòng tân hôn, làm thủ tục trải giường chiếu, có thể nhờ thêm những người họ hàng có con trai và con gái cùng trải giường để “lấy hên” cho cô dâu chú rể sau này cũng có đủ nếp đủ tẻ như vậy.
Tiệc cưới: Tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái (trước hôm cưới) và nhà trai (trong ngày cưới); nhưng cũng có thể hai nhà tổ chức chung thành một tiệc, tùy theo cách sắp xếp sao cho thuận tiện nhất đối với gia đình cả hai bên.
Lễ lại mặt: (còn gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ), sau lễ cưới (2 hoặc 4 ngày), hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, lợn. cha mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình.
Các nghi lễ cưới theo văn hóa Việt Nam hiện nay đều tuân thủ các lễ như vậy, ở các vùng miền khác nhau có sự thay đổi chút ít để phù hợp hơn nhưng nhìn chung đều trải qua các bước như trên. Các cặp đôi cũng nên hiểu rõ và nắm được quy trình cụ thể để chủ động hơn, chuẩn bị tốt hơn cho ngày trọng đại của đời mình.
Timeline là một trang web dùng để hiển thị những khoảnh khắc mà bạn đã lưu giữ dưới dạng dòng thời gian. Nơi mà bạn có thể nhìn lại, và nhớ về những sự kiện đẹp đã xảy ra trong cuộc sống của mình một cách rõ ràng và trực quan nhất.
Cuộc sống của chúng ta trôi nhanh theo thời gian, những hoạt động mà chúng ta đã làm, những sự kiện mà chúng ta đã thấy trong hiện tại có thể sẽ đi vào quên lãng trong tương lai, chúng ta không còn nhớ rõ ràng về chúng nữa. Nhưng chắc chắn, chúng ta sẽ nhớ những khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó về chúng, nếu chúng để lại một ấn tượng nào đó trong đầu chúng ta, có thể là khoảnh khắc buồn, có thể là vui sướng. Nhưng mỗi khoảnh khắc dù vui hay buồn đều góp phần tạo nên bức tranh cuộc sống của mỗi chúng ta. Từng khoảnh khắc sống có ý nghĩa sẽ tạo nên một cuộc đời ý nghĩa và ngược lại.
Vậy nên, hy vọng mỗi chúng ta hãy sống hết mình, đừng lãng phí thời gian, hãy tạo cho mình những khoảnh khắc đẹp đẽ ngay từ bây giờ. Biihappy sẽ giúp bạn lưu giữ chúng, để sau này già đi, khi nhớ lại những khoảnh khắc của đời mình sẽ không còn cảm thấy hối tiếc, càng nhiều khoảnh khắc đẹp chúng ta càng thấy cuộc đời càng viên mãn.
Cộng đồng Biihappy! Kết nối và chia sẻ những điều hạnh phúc.
Tham gia cộng đồng Biihappy để lưu giữ, chia sẻ những câu chuyện, những khoảnh khắc hạnh phúc mà bạn có. Và lan tỏa những điều hạnh phúc đó đến mọi người trong cuộc sống của bạn. Tham gia ngay
Biihappy (Bii)
Thông thường, phong tục cưới hỏi của các miền ở Việt Nam chúng ta đều có những nghi thức riêng, nhưng khá giống nhau và cơ bản thì có 3 nghi lễ chính: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ thành hôn.
Lễ dạm ngõ (hay còn gọi là lễ xem mặt)
Lễ chạm ngõ ngày nay là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong).
Trong buổi dạm ngõ, thành phần tham dự hai nhà gồm có:
Nhà trai: phải có sự hiện diện của bố, mẹ, chú rể, người mối (nếu có). Có thể có ông bà nội, ngoại hoặc chú bác cậu dì bên nội, ngoạị.
Nhà gái: gồm có cả gia đình nhà gái (Cha, mẹ,cô gái; ông bà nội, ngoại hoặc đại diện nội, ngoại).
Trang phục: Mọi người tham gia nên ăn mặc trang trọng, lịch sự, không nhất thiết phải mặc comple và áo dài.
Lễ vật: của nhà trai rất đơn giản, chỉ có trầu cau, hoặc thêm chè, thuốc, bánh kẹo. Nhà gái nên tiếp khách bằng trà (trà thơm là tốt nhất). Khi nhà gái đồng ý nhận lễ vật, mang đặt lên bàn thờ thì cuộc lễ coi như kết thúc. Sau đó hai bên có thể ngồi lại nói chuyện đôi chút.
Lễ vật được trình bày gọn và đẹp trong quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ).
Lễ ăn hỏi (lễ đính hôn)
Đám hỏi là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Tuy nhiên, ngày nay có khá nhiều gia đình gộp chung lễ cưới - hỏi làm một lượt cho gọn. Thành phần tham gia trong lễ ăn hỏi gồm có:
Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình,bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp). Số người bê tráp là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11. Nhóm họ vào làm lễ bên nhà gái phải đi theo cặp, thường là các cặp vợ chồng anh chị, dì - dượng, cậu - mợ, chú - thím của chú rể...
Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.
Lễ vật nhà trai: Trầu, cau; bánh cốm; mứt sen; rượu; chè; thuốc lá; bánh phu thê (bánh xu xê), bánh đậu xanh, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới v.v. Bánh cốm, bánh xu xê, bánh chưng, bánh dày và quả nem dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui mừng. Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và lợn quay.
Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa), những lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp (số lẻ tượng trưng cho sự phát triển).
Rước lễ vật: Tất cả lễ vật phải được sắp xếp gọn và đẹp trong quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Dù đi bằng phương tiện gì, đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng 100 mét, sắp xếp đội hình ổn định, rồi mới đội lễ vào nhà gái.
Cô dâu: Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách.
Lại quả: Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái "lại quả" (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân.
Lưu ý: đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.
Lễ cưới (Lễ thành hôn)
Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái để đón dâu. Theo truyền thống, trong lễ nạp tài, nhà trai mang lễ vật và tiền mặt (hay còn gọi là tiền đen hay tiền nát) sang nhà gái.
Hình thức trình bày tiền nát: Tiền nát thường được đựng trong một phong bì và để trong một tráp riêng hoặc kèm tráp trầu cau khi đi sang nhà gái. Ở một số đám cưới, số tiền này có thể được chia thành nhiều phong bì. Số lượng phong bì sẽ là số lẻ như 3, 5, 7. Số lượng tiền nát cũng khác nhau tùy theo gia cảnh và sự đồng ý trước đó giữa hai nhà. Số tiền này có thể dao động từ 1, 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng hoặc hơn, nhưng con số thường được lựa chọn cũng là số lẻ, hoặc một số đẹp theo quan niệm của gia đình đó.
Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, rượu đến xin dâu, báo đoàn đón dâu đã đến. Ngày nay, vì điều kiện địa lý xa xôi, em thấy nhiều gia đình cũng không còn quan trọng việc này nữa.
Lễ rước dâu: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có người đại diện họ nhà trai cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật. Nhà gái cho mời đại diện thắp hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Sau đó nhà trai trao lễ vật cho nhà gái.
Cô dâu được mẹ dắt ra mắt hai họ, cùng với chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng. Cô dâu chú rể trao nhẫn cưới và nhận quà mừng, lời chúc từ cha mẹ, họ hàng (nhà gái). Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng.Theo phong tục tập quán là “cha đưa mẹ đón” – tức cha đưa con gái đến nhà trai và mẹ chồng sẽ đón con dâu, thì mẹ ruột không được đi theo, phải ở nhà đóng cửa lại khi mọi người rời khỏi và tuyệt đối không được khóc.
Rước dâu vào nhà: khi đoàn đưa dâu về đến ngõ, không biết phong tục ở những nơi khác thế nào nhưng ở nhà em là mẹ chồng cùng cô bên chồng ra dắt cô dâu vào nhà. Làm lễ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên bên nhà trai, nhận tiền/quà mừng của người nhà, họ hàng bên nhà trai. Sau đó mẹ chồng dắt cô dâu vào phòng tân hôn, làm thủ tục trải giường chiếu, có thể nhờ thêm những người họ hàng có con trai và con gái cùng trải giường để “lấy hên” cho cô dâu chú rể sau này cũng có đủ nếp đủ tẻ như vậy.
Tiệc cưới: Tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái (trước hôm cưới) và nhà trai (trong ngày cưới); nhưng cũng có thể hai nhà tổ chức chung thành một tiệc, tùy theo cách sắp xếp sao cho thuận tiện nhất đối với gia đình cả hai bên.
Lễ lại mặt: (còn gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ), sau lễ cưới (2 hoặc 4 ngày), hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, lợn. cha mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình.
Các nghi lễ cưới theo văn hóa Việt Nam hiện nay đều tuân thủ các lễ như vậy, ở các vùng miền khác nhau có sự thay đổi chút ít để phù hợp hơn nhưng nhìn chung đều trải qua các bước như trên. Các cặp đôi cũng nên hiểu rõ và nắm được quy trình cụ thể để chủ động hơn, chuẩn bị tốt hơn cho ngày trọng đại của đời mình.